HUỲNH TIỂU HƯƠNG LÀM GÌ…

Ba mẹ ba mẹ ơi ba mẹ có biết con buồn lắm không? trên đời này tại sao lại có con? tại sao vậy? tai sao? con buồn lắm, nhiều khi con muốn rời xa thế gian rời xa tất cả, nhưng những tiếng Bi ba bi Bô không thể.. thiếu con…ba mẹ ơi.. tại sao sanh con ra tại sao tạo con ra làm gì…?

Hàng ngày con buồn lắm, nhìn thấy các con của con thiếu tình thương, bản thân con cũng vậy, chúng con cần tình thương khat khao yêu thương, nhưng xung quanh con, đều  là…..ba ơi mẹ ơi.. ba mẹ có nghe tiếng con kêu không vậy….?

Có lẽ suốt đời này con không bao giờ nhận được một lời an ủi từ ba mẹ, người thân của con có phải không ba mẹ ?

Con chỉ biết ngậm đắng nuốt cay, những thước phim tự sự liên khúc luôn trở về trong con, từng phút từng giây, con không thể nào quên được, ba mẹ ba ơi mẹ ơi…con buồn lắm….

Vật chất là gì…tiền bạc là gì… tất cả chỉ là phương tiện nó không đem nụ cười và niềm vui cho mẹ con của chúng con…giờ này con chỉ muốn nhắm mắt ra đi vĩnh viễn và rời xa cuộc sống này…vì con cũng là người như bao người khác, nhưng sao con lại không có tình yêu thương của người thân….tại sao tại sao ….

Càng về đem con càng thấy buồn, tủi thân, nhưng thươc phim tự sự liên khúc tràn về trong con, không tách rời con ra được một phút nào cả…

Ba ơi mẹ ơi giờ này mọi sự tỉnh mịch…thì nỗi đau lại về với con thước phim nhiều tập lại về với con ba ơi mẹ ơi….

huynh tieu huong

Huynh Tieu Huong bên những đứa con không hề hạ sanh

CỔ TÍCH VỀ NGƯỜI CÓ MỘT QUÁ KHỨ TRONG NỖI ĐAU” Huynh Tieu Huong

Kỳ thị phân biệt và đối xử

 

Kỳ thị khi ai đó nghĩ người khác xấu, vì lý do nào đó mà điều đó không có thật

Trong kỳ thị có sự phán xét, hoặc quan điểm mà không có bằng chứng thật

Nhìn cái nhỏ mà không nhìn cái lớn, nhìn cái trước mắt không nhìn cái tương lai..

Phân biệt đối xử là, khi con người hành động và sử xự trên sự kỳ thị với người khác,

Phân biệt đối xử có thể là những lời nói, hoặc hành động chẳng hạn, như khi họ….

 

Khi một hoàn cảnh của một trẻ quá khứ là một nỗi đau đã bao chìm cuộc đời cũng là thước phim không tách rời bản thân họ ra được, nhưng kỳ thị họ luôn luôn đeo bám để moi móc chọc bới những vực sâu để kích hoạt nỗi đau của một trẻ ấy lên, để làm trò đùa…

 

Nên nhớ rằng một trong những trẻ hoặc một trẻ lời kỳ thị là ảnh hưởng chung của một cộng đồng là một nỗi đau của một đại gia đình  có sự đau thương trong quá khứ…

 

Không lẽ trong cuộc sống người có nỗi đau vực thẩm của quá khứ là  phải bị khiển trách, nếu khiển trách thì được có lợi gì?

 

Trong cuộc sống tất cả đều là con người ai ai cũng không phải đều hoàn hảo cả. Tất cả đều giống nhau…

 

Tại sao không tha thứ bỏ qua những gì đã qua cho nhau?

 

Mà cứ chống lại sự sống tồn trong tình yêu thương hiện tại,  quá khứ ấy luôn cần sự chăm sóc của cộng đồng và không ghét bỏ. không phê phán..

 

Tại sao cứ thị mãi… con có tội gì?


Kỳ thị do yếu tố xã hội là những thái độ, phản ứng tiêu cực, không chấp nhận của xã hội đối với tính cách hoặc niềm tin của một người hay nhóm người vì bị cho là đi ngược lại những quan điểm, đạo đức truyền thống được đề cao trong nền văn hóa chiếm ưu thế. Kỳ thị trong xã hội thường dẫn đến phân biệt đối xử có nghĩa là những ai tỏ ra khác biệt với những lối ứng xử chính thống sẽ bị “tẩy chay”. Khi bị tẩy chay, họ khó lòng tiếp cận được sống trong sự ghẻ lạnh của những người xung quanh.

 

Một số ví dụ về sự kỳ thị xã hội bao gồm các thái độ kỳ thị đối với người khuyết tật hoặc tâm thần và các rối loạn khác, con không giá thú, người đồng tính hoặc người không quốc tịch, không tôn giáo hay không thuộc dân tộc chính thống. hoặc những trẻ bị quá khứ có một lịch sử đầy đau thương không thể vơi, Tương tự như vậy, việc phạm pháp cũng mang trong mình yếu tố kỳ thị nặng nề. Kỳ thị được thể hiện ra dưới nhiều hình thức khác nhau như chế nhạo bằng lời nói, viết lách, xa lánh, phân biệt đối xử, tấn công đánh đập về tinh thần và thậm chí huỷ diệt, nói mỉa mai, châm chọc hoặc thương hại.

 

CỔ TÍCH VỀ NGƯỜI

 CÓ MỘT QUÁ KHỨ TRONG NỖI ĐAU

 

Xã hội giờ đây nghĩ như thế nào về  quá khứ…

 

 Cho tới giờ này một số người vẫn còn kỳ thị, suy nghĩ không mấy thiện cảm dù quá khứ của người mẹ trên trăm con  mang nhiều nỗi đau trong lòng.

 

Nhìn thấy thực tế xã hội yêu thương, kỳ thị con người, Tiểu Hương rất muốn làm một điều gì đó những mong cuộc sống này đẹp hơn, bớt khắc khe hơn với những mảnh đời ..

 

Tiểu Hương không có nhiều thời gian để tìm hiểu chia sẻ…, để làm công tác xã hội, tự lòng mình Tiểu Hương muốn góp 100%  để xoa dịu nỗi đau của những cảnh đời xung quanhcùng cảnh ngộ. Thông điệp Tiểu Hương muốn chuyển tới các bạn qua câu chuyện này không gì khác là đừng kỳ thị, chối bỏ những người có quá khứ một cuộc đời một chuỗi tự sự liên khúc… ra khỏi cuộc sống xung quanh ta, chỉ cần một ánh mắt chia sẻ, một nụ cười thân thiện hoặc một lời thăm hỏi chân tình bạn sẽ cứu sống được nhiều người, hãy tin bạn có thể góp phần làm cuộc sống đẹp hơn.

 Ảnh

GIÁM ĐỐC TT NHÂN ĐẠO QUÊ HƯƠNG HUỲNH TIỂU HƯƠNG – GIEO ƯỚC MƠ CHO NHỮNG PHẬN ĐỜI BẤT HẠNH

Hương thấy lòng mình ấm áp hơn bất cứ thứ gì bản thân có

Đôi khi ta bặt gặp giữa đời thường những câu chuyện bước ra từ cổ tích, ở đó không có vua, không có hoàng hậu, cũng không có mụ gì ghẻ độc ác, càng không phải là nàng lọ lem được hoàng tử yêu thương, câu chuyện cổ tích ấy là câu chuyện về một người con gái đã dứng dậy, bước ra từ vũng bùn, từ một quá khứ, tuổi thơ bi thương để khi may mắn bước vào đời, chị đã dang rộng cánh tay để nâng niu, giúp đỡ bao phận đời bất hạnh, thiếu may mắn trong cuộc sống. Chị chính là Huỳnh Tiểu Hương – Giám đốc Trung tâm Nhân đạo Quê Hương.

 

Nhìn cách chị chăm chút từng món ăn, tự mình đi chợ, làm hầu hết việc bếp núc, lo cho miếng cơm, manh áo, giấc ngủ  và cả con chữ, nghề nghiệp để các em bước vào đời của một đại gia đình lớn tại Trung tâm Nhân đạo Quê Hương mới thấy hết những đóng góp của chị cho cuộc đời này.

Cánh hải âu trong bão

 

chắc hẳn chị chẳng bao giờ quay lại những ngày tháng đó, dù có trong suy nghĩ

Hẳn trong đời, ai cũng một lần muốn được quay lại tuổi thơ, để được tung tăng bên cánh diều trước những chiều no gió, được lang thang trên những triền đê bắt bướm hay về để được tắm mát bên dòng sông, được áo mới, được quà, được nủng nĩu, yêu thương. Nhưng đối với Huỳnh Tiêu Hương, chắc hẳn chị chẳng bao giờ quay lại những ngày tháng đó, dù có trong suy nghĩ. Danh ngôn có câu “Quá khứ đau thương sẻ giao mầm cho một tương lai tốt đẹp”, điều ấy có lẻ đúng với trường hợp riêng chị, bởi cuộc đời chị đã đi qua là những tháng ngày mà mỗi khi ký ức có quay về, chị lại rùng mình.

Chị không biết quê hương, không biết mình sinh ra, lớn lên ở đâu, khi nào, cũng không biết cha mẹ mình là ai. Tháng ngày tuổi thơ của chị là hành trình rong ruỗi khắc miền Nam – Bắc, làm thủ thứ nghề từ sang hèn đến nguy hiểm, bán vé số dạo, đi ăn xin, đào vàng, phụ hồ, …vv. Tuổi thơ chị là những ngày chạy trốn khỏi những đòn roi và đoạ đày thể xác của bọn buôn người lòng lang dạ sói.

Nhưng cũng thật lạ, không biết đã có một nghị lực nào mạnh mẽ để chị tiếp tục sống, tiếp tục bước trên con đường đầy chông gai ấy để đến hôm nay, chị trở thành một cánh hải âu bay giữa bầu trời đầy nắng gió của bao la sóng vỗ. Có lẽ ông trời đã nặng tay khi thử thách lòng can đảm nhưng bù lại ban tặng cho chị cái thứ tình người thiêng liêng, quý giá. Để rồi, những lúc tưởng chừng bản thân mình gục xuống thì lại có một bàn tay nâng lên, gieo mầm tin yêu và hy vọng.

Gieo mầm

Chính các em là niềm vui, sự hy vọng, là ánh sáng cuối tầng hầm để chị vươn lên,

 Là một đứa trẻ sống cuộc đời nổi trôi gió bụi và luôn khát khao những vòng tay ấm áp hơn bất kỳ ai, chị hiểu được giá trị của gia đình, của sự học hành và tình yêu thương. Trong thâm tâm chị luôn có sự đồng cảm sâu sắc với những đứa trẻ cùng cảnh ngộ, ước mong bao bọc, sẻ chia để các em không giẫm lên cái lối mòn quá khứ đau buồn mà mình đã đi qua. Tình yêu thương không mua được sự giàu sang, phú quý nhưng mua được sự ấm áp tâm hồn, làm người ta thấy mình cần phải sống tốt hơn, đẹp hơn. Bản thân chị, dù có thể tạm gọi là có chút bản lĩnh hơn người khác nhưng nếu không có cái thứ tình ấy thì chắc cũng chẳng được như bây giờ. Chính các em là niềm vui, sự hy vọng, là ánh sáng cuối tầng hầm để chị vươn lên, cố gắng sống, căng hết sức mình để làm việc, để chở che, yêu thương và được yêu thương.

Cơ may lớn nhất để chị thực hiện khát vọng của đời mình là khi được một người Đài Loan tốt bụng nhận làm con nuôi. Đó là ngày chị bước sang một trang đời mới sáng sủa hơn và chị đã lấy ngày đó là ngày sinh nhật của mình (10 – 12 – 1989). Cảm nhận với hoàn cảnh đã làm rung động được tình thương của chị đối với đám trẻ nên khi trở về nước, người cha tốt bụng ấy đã không ngần ngại cho chị 20 cây vàng, với lời khuyên mua một căn nhà để che mửa đội nắng, cưu mang những đứa bé thiếu may mắn, bất hạnh như đời chị đã đi qua. Dùng số tiền ấy để mua một căn nhà, chị gặp may khi có một người khác mua lại căn nhà ấy với giá gấp đôi. Cứ thế, sau nhiều lần mua rồi bán, bán rồi mua, chị tham gia vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, có xe hơi, nhà biệt thự và trở thành tỷ phú lúc nào không hay.

Được đổi đời trong một thời gian rất ngắn, nhưng chị không quên những người bạn bụi đời lăn lóc trên hè phố, có căn nhà đầu tiên, chị đón tất cả bạn bè đến ở cùng, kiếm việc làm cho họ. Rồi nghe ở đâu có đứa trẻ bị bỏ rơi là chị tìm đến, nhận về nuôi. Mặc dù lúc ấy  đã khá giả, chị vẫn chắt chiu từng đồng bạc kiếm được, tự tay mình làm mọi thứ kẻo không phải mất tiền trả công …vv để nuôi sống cái gia đình đông dân của mình. Khi có số tiền lớn trong tay, chị đã mua đất ở Đồng Nai, Bình Dương, Đã Nẵng…vv, xây nhà và rước các đứa trẻ bụi đời về chăm sóc. Cứ thế, năm này qua tháng khác, chị trở thành người mẹ của hàng trăm đứa trẻ ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam.

Tiếp nhận ngày càng nhiều các em thiếu may mắn, bất hạnh vào ở, chị thấy ngôi nhà ngày càng khó có thể đáp ứng hết, vì vậy, bằng quyết tâm của cá nhân mình, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền địa phương, các mạnh thường quân, những tấm lòng hảo tâm trong xã hội, chị thành lập Trung tâm Nhân đạo Quê Hương tại 61/23 KP Tân Long, P. Tân Đông Hiệp, TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương vào năm 2001. Nếu ngày đầu, đây chỉ là một túp lều tranh với những vật dụng tạm bợ, chắp vá, thì hiện tại, nơi đây đã trở thành một cơ sở khang trang, hiện đại với đầy đủ trường học, khu vui chơi, sân tập thể dục để các em rèn luyện sức khoẻ. Đặc biệt là khu nhà thờ Họ Huỳnh – nơi có thể lưu lại sự có mặt dù chỉ là phút giây ngắn ngủi, ghé tạm qua cuộc đời này của một sinh linh ngây thơ vô tội, của những người giống như chị.

Còn chút riêng mang

Huỳnh Tiểu Hương người đời dành cho chị khi đi qua một quá khứ trong bùn lầy.

 

Là mẹ của hàng trăm con nhỏ, nhưng chị vẫn chưa có mái ấm cho riêng mình. Chị thừa biết sự nghi kỵ, thiếu cảm thông của người đời dành cho chị khi đi qua một quá khứ trong bùn lầy. Đó là chưa kề đến những tiếng đồn, những suy nghĩ không tốt của nhiều người dành cho việc làm và Trung tâm Nhân đạo Quê Hương của chị, họ nghĩ chị hưởng lợi, đang rút xương máu của những đứa trẻ mồ côi, những mãnh đời thiếu may mắn, bất hạnh, bóc lột sức lao động của các em ,…vv, nhưng vượt lên tất cả, vẫn còn đó một tấm lòng yêu thương, biết sẻ chia, quan tâm, giúp đỡ người khác, còn đó một trái tim biết thổn thức, biết nhứt nhối, biết đau vì vẫn còn những em bé bị bỏ rơi, những đứa trẻ mồ côi không cha mẹ phải đi bán vé số, ăn xin, trộm cướp, thậm chí bị bắt đi bán thân để kẻ xấu kiếm tiền.

Chị tâm sự: “Hương nghĩ mình sẽ lập gia đình khi tìm được một nửa yêu thương thực sự. Nhưng điều này hình như hơi khó vì chưa thấy có người đàn ông dễ dàng chấp nhận quá khứ và có cùng tình yêu trẻ với Hương. Thôi thì phúc phận này đành cứ để cho ông trời định đoạt, còn Hương chỉ biết niềm vui và hạnh phúc lớn nhất của đời mình bây giờ là những đứa con. Được nhìn những thiên thần bé nhỏ của mình lớn lên từng ngày, có em vào đại học, có đứa có việc làm tốt trong xã hội, c ó em ra đời đi làm thành đạt, … vv, Hương thấy lòng mình ấm áp hơn bất cứ thứ gì bản thân có”.

Cho những ước mơ bé nhỏ

 

Huynh Tieu Huong dang rộng vòng tay để gom hết tất cả những phận đời như thế để cứu mang, giúp đỡ,

Rời mái ấm Quê Hương, tạm biệt các em nhỏ với đôi mắt thơ ngây và nụ cười hồn nhiên, chào bà mẹ trẻ của hơn 300 phận đời bất hạnh, chúng tôi không khỏi day dứt về một đôi mắt sâu nhìn đăm chiêu của chị. Vẫn biết cuộc đời vẫn còn rất nhiều, rất nhiều hoàn cảnh ngang trái, thiếu may mắn, vẫn còn đó những phận đời trẻ thơ phải lao mình trong nắng gió, mưa bão để bán vé số, ăn xin, vẫn còn những đứa bé gái vị thành niên đã phải trở thành gái bán hoa cho những tên đồ tể bất nhân, vẫn biết là một mình chị không thể dang rộng vòng tay để gom hết tất cả những phận đời như thế để cứu mang, giúp đỡ, nhưng mong chị sẽ sống hạnh phúc, bình yên. Và mong ước cuộc đời vẫn còn rất nhiều, thật nhiều tấm lòng hảo tâm, vẫn còn đó những con người như chị và giống chị để cứu lấy, ươm mầm những ước mơ bé nhỏ được bay cao, vươn xa.

HUYNH TIEU HUONG – DIRECTOR OF THE HOMELAND

Thiên chức được làm mẹ, Huynh Tieu Huong

Thiên chức lam mẹ là sự thiêng liêng nhất đối với một người phụ nữ

Mẹ ơi chúng con yêu mẹ

Mẹ ơi đừng bỏ con mẹ nhé

Sự hồn nhiên của những đứa con khát khao tinh mẹ

Niềm vui của nguời mẹ hạnh phúc bên các con trong yêu thương

Đón các về yếu và xanh xao lắm phải phơi nắng

Các con thật dễ thương và tội nghiệp có ai hiểu

Các con yêu thương, Dù mẹ khó khăn hay giàu sang mẹ vẫn không bỏ các con

Dù nắm trong hoàn cảnh nào mẹ vẫn luôn gắn liền với các con

Dù mẹ có mệt mọi nhưng mẹ vẫn nở nụ cười để đưa các con đi hết đoạn đường còn lại

Khi đón con về mặt con tái mét máu me còn dính, nhưng mẹ vẫn không ngần ngại

Mẹ chỉ biết cầu nguyện và lấy hết sức của mình để che chở cho các con

Nhìn các con được sống được an bình

Mỗi khi tiếp đón các con về là lòng mẹ thầm cám ơn trời đất cho các con được sống, trong sự yếu ớt .

Mong sao các con khôn lớn trong từng ngày