Phim tài liệu về chị Huỳnh Tiểu Hương: TRỌN ĐỜI VÌ CON…

Ky niem 6 nam thanh lapĐối với bất kỳ một đứa trẻ nào được sinh ra trong cuộc đời này, món quà tuyệt vời quí giá nhất mà các em nhận được chính là tình mẫu tử thiêng liêng, cao quí. Dù giàu sang hay nghèo khó, dù đủ đầy sung sướng hay vất vả, thiếu thốn, chỉ cần có mẹ là các em đã có tất cả. Người mẹ được ví von như một cây cột thu lôi đứng giữa trời, sẵn sàng hứng chịu mọi going bão, sấm sét về phía mình để bảo vệ an toàn cho những đứa con than yêu… Thế nhưng, cuộc sống luôn ẩn chứa trong nó những điều ngang trái bất ngờ, khó tin mà đôi khi chúng ta không thể nào lí giải được. Chúng ta cứ nghĩ rằng, hầu như tất cả những bà mẹ trên thế gian này đều muốn sống cho con, vì con. Họ có thể xâu xé, giành giật ở đâu đi nửa, có thể bất chấp thủ đoạn để tranh quyền đoạt lợi cho mình nhưng tuyệt đối không bao giờ làm tổn hại đến con của mình, như dân gian vẫn thường hay nói: “ Hùm dữ cũng không nở ăn thịt con”. Nhưng rồi, đâu đó trong cuộc sống này vẫn có không ít bà mẹ xem tình mẫu tử như một trò đùa bạc bẽo, nhạt nhòa đến mức họ sẵn sàng vựt bỏ núm ruột của mình một cách không thương tiếc. Rồi bên cạnh những bà mẹ cạn tình mẫu tử như thế, cuộc sống lại xuất hiện những phụ nữ quá đổi từ tâm, luôn sẵn sàng cưu mang và yêu thương các em một cách vô điều kiện… Suốt cuộc đời mình, chị đã sống trọn tình, trọn nghĩa với những đứa trẻ đáng thương vô thừa nhận dù kết quả nhận được không phải lúc nào cũng là niềm vui, tiếng cười và hạnh phúc mà trái lại, không ít lần chị phải hứng chịu bao điều tiếng hoài nghi, dèm pha, bao lời cay nghiệt của một số người dành cho mình. Song, vì các con, chị đã vượt qua tất cả để mãi là điểm tựa vững chãi cho con, để các em được sống đủ đầy, trọn vẹn, được cảm nhận niềm hạnh phúc khi có mẹ. Chị là Huỳnh Tiểu Hương, Giám đốc kiêm sang lập Trung tâm nhân đạo Quê Hương, khu phố Tân Long, phường Tân Đông Hiệp, TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Những thiên thần từ chối

trẻ cô nhi trung tâm nhân đạo quê hương

Trước khi trở thành mẹ của hơn 300 đứa con như ngày hôm nay, chị Tiểu Hương cũng là một đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi ngay từ khi vừa mới chào đời. Đứa trẻ ấy lớn lên như cây cỏ hoang dại giữa cuộc đời đầy chông gai cạm bẫy. Không biết cha mẹ, người thân của mình là ai, không anh em, họ hàng thân thích và phải thường xuyên chịu ảnh ức hiếp của người đời nhưng tình người trong chị vẫn luôn đong đầy theo từng năm tháng. Để rồi đến một ngày, khi mới bước vào tuổi 16, chị đã chính thức trở thành mẹ của một đứa trẻ có cùng cảnh ngộ giống như mình. 2 thân phận mồ côi, khốn khó đã gặp nhau giữa giông bão của cuộc đời và chính tình người đã gắn kết họ lại với nhau thành một gia đình. Có đứa con gái bé bỏng tội nghiệp bên cạnh, chị như quên đi thân phận côi cút, trơ trọi của mình và có thêm niềm tin, động lực để vươn lên mỗi ngày… Và cũng kể từ đó, những trẻ thơ kém mai mắn ở khắp nơi dần trở thành con của chị một cách ngẫu nhiên, tình cờ nhưng cũng đầy dụng ý sắp đặt của tạo hóa. Trung tâm nhân đạo Quê Hương do chị sáng lập đã ra đời kể từ đó.

               Khi đón nhận những mầm sống bị bỏ rơi về mái ấm Quê Hương nuôi nấng và trở thành mẹ của chúng, việc đầu tiên mà chị Huỳnh Tiểu Hương nghĩ đến, đó là cho con có một thân phận đàng hoàng, tử tế như bao đứa trẻ bình thường khác. Dù không trọn vẹn, hoàn hảo; dù không có gì để tự hào cùng chúng bạn nhưng ít ra các em cũng được khai sinh để biết tuổi của mình; cũng được mang họ Huỳnh của mẹ Tiểu Hương để biết mình còn may mắn có một người mẹ nhân từ, độ lượng; cũng được ghi tên vào sổ hộ khẩu của đại gia đình Quê Hương để biết mình lớn lên từ đâu… VỚi mẹ Tiểu Hương, chỉ khi nào con được hoàn tất các thủ tục trên, mẹ mới an tâm về thân phận của con để chuyên tâm lo những chuyện khác. Trãi qua những khó khăn ban đầu về hồ sơ, thủ tục, giấy tờ, được sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ tích cực của các cấp chính quyền địa phương, giờ đây, tất cả con của chị Tiểu Hương đều được mang họ Huỳnh, lót chử Tiểu và có tên trong quyền sổ hộ khẩu dày và dài nhất tại địa chỉ thường trú của chị: 17/15/11A Gò Dầu, phường Tân Qúy, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Năm 2010, quyển sổ hộ khẩu của đại gia đình Huỳnh Tiểu Hương đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỉ lục “ Chủ hộ có sổ hộ khẩu dày và dài nhất Việt Nam”, với bề dày 2 cm và dài trên 3 mét, trong đó số lượng nhân khẩu mang họ Huỳnh lót chữ Tiểu đăng kí từ năm 1999 đến năm 2010 là trên 160 người. Đến nay, con số này đã tăng lên rất nhiều. Với chị, kỉ lục này không chỉ là niềm vui, niềm tự hào mà song hành theo đó là nỗi lo, là gánh nặng đè lên đôi vai theo năm tháng…

Sau nỗi lo khai sinh, hộ khẩu, người mẹ trăm con này luôn canh cánh trong lòng nỗi lo ổn định nơi ăn, chốn ở cho con. Bởi thế, dành dụm, tích góp được bao nhiêu, chị cũng đều đầu tư xây dựng nhà ở, phòng học cho các con. Từ những ngày đầu Trung tâm nhân đạo Quê Hương mới thành lập, cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn. Khi đó nơi ăn ở, sinh hoạt của trẻ chỉ là những dãy nhà lá được xây dựng tạm bợ trên diện tích 2.100m2. Vậy mà đến nay, sau 15 năm đi vào hoạt động, trung tâm đã phát triển đến không ngờ. Những dãy nhà tạm đã được xây dựng kiên cố và mở rộng thêm gần 1 ha. Cơ sở vật chất được đầu tư, nâng cấp liên tục để giúp trẻ có nơi ở ấm cúng, sạch sẽ. Cũng từ khi mở rộng cơ sở, khu vực trẻ sơ sinh được tách riêng biệt để bảo đảm chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo có khu nhà ở mới rộng rãi, thoáng đãng gồm 28 phòng, có khuôn viên sân rộng, trẻ tha hồ tung tăng vui đùa thỏa thích. Được sự hỗ trợ của các Mạnh Thường Quân, những công trình vui chơi, giải trí, luyện tập thể thao liên tục được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động, giúp các có nơi vui chơi giải trí và rèn luyện sức khỏe. Đặc biệt, được sự tài trợ của Công ty TNHH Phú Cường và những tấm lòng hảo tâm, chị đã tiến hành xây dựng công trình nhà ở đa năng chăm sóc, nuôi dạy trẻ mồ côi, với kinh phí 14 tỉ đồng. Sau hơn nửa năm xây dựng, công trình đã được khánh thành và đưa vào sử dụng vào tháng 7/2015. Nhờ vậy, các em đã được sinh hoạt, vui chơi, học tập trong điều kiện tốt hơn…

Nhìn thấy cơ sở vật chất của Trung tâm Quê Hương ngày càng rộng rãi, khang trang, hiện đại, hầu hết mọi người đều không khỏi cho các em, vui nhất có lẽ là mẹ Tiểu Hương vì chị đã lần lượt thực hiện được những điều ước cho các con và cũng là cho chính mình. Thế nhưng, cũng có không ít người vẫn còn hoài nghi, ngờ vực trước tâm huyết của chị khi đặt ra những câu hỏi làm chị không khỏi đau lòng. Đại loại như: tại sao bao nhiêu tiền của Tiểu Hương đều dành hết cho việc xây dựng? Còn nhiều nỗi lo khác đáng quan tâm hơn nhưng vì sao chị vẫn ưu tiên hàng đầu cho việc xây dựng? Các em được hưởng lợi gì từ các công trình này?…Nhưng rồi, nhiều người trong số họ đã ân hận, ngẹn ngào khi nghe câu trả lời của chị: Bây giờ không lo xây cất nhà cửa cho con có nơi ăn ở tươm tất thì lỡ mai này, Tiểu Hương có mất đi, các con của Tiểu Hương sẽ biết ở đâu? đi đâu? về đâu? Vậy đó, không chỉ dốc hết sức mình lo cho các con trong hiện tại mà chị còn lo nghĩ đến tận mai sau, khi mình không còn trên cõi đời này. Nếu không có tình thương, trách nhiệm của một người mẹ suốt đời vì con, chắc chắn chị đã không mang trong mình nỗi lo dằng dặc như thế… Vì vậy, sau công trình nhà ở đa năng, chị đang dốc toàn bộ của cải, sức lực còn lại để thực hiện tiếp hàng loạt công trình yêu thương cho các con. Đó là trường học quốc tế, bệnh viện quốc tế, khu du lịch sinh thái…

nỗi buồn

 Không chỉ lo cho các con có nơi ăn, chốn ở đàng hoàng, tử tế, mẹ Huỳnh Tiểu Hương còn quan tâm hàng đầu đến tương lai, học hành của những đứa trẻ, để chúng lớn lên không mặc cảm về thân phận của mình, cũng không phải là gánh nặng của xã hội. Vì vậy, đứa con nào phát triển bình thường đều được mẹ cho đi học tập cộng đồng ở các trường học trên địa bàn để hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa. Đến nay, đã có hơn 100 em đang được học phổ thông. Bù đắp cho những nỗi lo toan luôn đè nặng trên vai mẹ, hầu hết các em đều rất chăm ngoan, học giỏi. Những phần thưởng, huy chương, những tấm giấy khen mà con trẻ mang về chính là món quà vô giá, là nguồn động viên tinh thần lớn lao để chị có thêm niềm tin, động lực cùng các con vững bước tiến về phía trước. Đối với các em bị khuyết tật thì được học tại trung tâm. Riêng những em có nguyện vọng học nghề sẽ được mẹ tạo điều kiện cho các em học sửa xe, học may, bấm huyệt, đan cườm, nghệ thuật… Từ mái ấm Quê Hương, thời gian qua đã có  nhiều em trưởng thành và hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng…. Càng gắn bó và dõi theo hoạt động của Trung tâm Nhân đạo Quê Hương, chúng tôi càng cảm nhận rõ niềm hạnh phúc mãn nguyện của những đứa trẻ đang sinh sống ở nơi đây. Các em luôn nhận được tình thương bao la của mẹ Tiểu Hương cùng tập thể cán bộ, nhân viên ở Trung tâm nay đã trưởng thành. Trong điều kiện có thể, mẹ Tiểu Hương luôn cố gắng để các con được sống hạnh phúc, đủ đầy, được vươn tới tương lai tốt đẹp ở phía trước dù rằng, hiện tại chị đã cạn kiệt sức khỏe cũng như nguồn tài chính. Những ước mơ, dự định, hoài bão của hơn 300 đứa con mang họ Huỳnh của chị đang phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của chị cũng như tấm lòng từ tâm nhân ái của cộng đồng xã hội. Một câu chuyện cổ tích giữa đời thường đang được viết nên bởi những con người tuy khiếm khuyết nhưng giàu ý chí, nghị lực và lòng nhân ái. Chúng tôi tin rằng, câu chuyện ấy sẽ vượt qua những giới hạn, khoảng cách về địa lí và đủ sức lay động lòng trắc ẩn của tất cả chúng ta để mỗi người dù ít hay nhiều, sẽ cùng có một hành động thiết thực để góp phần thay đổi tương lai, số phận của các em ở mái ấm Trung tâm nhân đạo Quê Hương./.

                                                                   Quỳnh Như

Huynh Tieu Huong Người mẹ trăm con

trẻ cô nhi trung tâm nhân đạo quê hương

NÂNG NIU KÍ ỨC ,HUỲNH TIỂU HƯƠNG

Vậy là đã hơn 5 tháng trôi qua kể từ khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam từ giã cõi nhân gian để trở về an nghỉ ngàn thu nơi đất mẹ. Đại tướng không còn nửa nhưng tình cảm và tấm lòng của triệu triệu người dân Việt Nam cùng bạn bè quốc tế dành cho vị Đại tướng suốt đời vì nước vì dân sẽ còn sống mãi với thời gian. Điều này càng được thể hiện rõ khi chúng tôi quay trở lại Trung tâm nhân đạo Quê Hương nhân dịp bà Võ Hòa Bình, con gái của Đại tướng đến thăm các em nhỏ mồ côi, khuyết tật đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại đây vào ngày 10/3/2014. Vẫn còn đó một gian phòng đựơc trang hoàng, bày trí kỹ lưỡng, chu đáo với hơn 5000 bức ảnh lưu lại những khoảnh khắc đời thường nhất của Đại tướng, vẫn một góc bàn thờ linh thiêng được tập thể cán bộ, nhân viên trung tâm thay nhau thắp hương tưởng nhớ Đại tướng mỗi ngày cùng bao kỹ vật quí giá mà Đại tướng đã dành tặng riêng cho chị Hùynh Tiểu Hương … Tất cả cho thấy Đại tướng như vẫn còn đang sống, đang hiển hiện khắp nơi đây để chứng kiến sự khôn lớn, trưởng thành từng ngày của bao thế hệ trẻ thơ dưới mái ấm Quê Hương. Dù đã đựơc đón nhận rất nhiều tình cảm tiếc thương của đồng chí, đồng bào cả nước và khắp nơi trên thế giới dành cho người cha đáng kính của mình kể khi ông qua đời nhưng Bà Võ Hòa Bình vẫn không khỏi bất ngờ, xúc động trứơc tấm chân tình của các em nhỏ nơi đây. Bởi, các em là những đứa trẻ kém mai mắn, tuy bị khiếm khuyết một phần thân thể nhưng tâm hồn lại tràn đầy một tình cảm cao quí đáng trân trọng.

          PB: Bà Võ Hòa Bình – Con gái Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Theo lời kể của bà Võ Hòa Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp biết đến chị Hùynh Tiểu Hương và Trung tâm nhân đạo Quê Hương kể từ năm 2000. Qua những thông tin về chị trên các phương tiện thông tin đại chúng, Đại tướng thật sự cảm động trước tấm gương của chị – một người phụ nữ giàu nghị lực và tình thương yêu con người. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chị Hùynh Tiểu Hương tại nhà riêng của Người ở số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội vào năm 2007 và những lần tiếp sau đó càng làm tăng thêm tình cảm yêu mến, quí trọng của Đại tướng dành cho người mẹ trăm con này. Tình cảm đó như một dòng nước trong lành, mát dịu thấm dần vào tâm tư, tình cảm của những người con Đại tướng tự lúc nào để rồi sau một thời gian Đại tướng qua đời, từ Hà Nội, bà Võ Hòa Bình đã quyết định đến thăm Trung tâm nhân đạo Quê Hương ở Bình Dương để được tận mắt nhìn thấy cuộc sống, sinh hoạt của các em nhỏ dưới bàn tay nâng niu, dạy dỗ của mẹ Tiểu Hương và các giáo viên, bảo mẫu.

Nhìn các con quấn quýt bên mẹ Tiểu Hương như không muốn rời, nhìn những em thơ vui đùa, nghịch ngợm cùng nhau dưới mái nhà chung mang tên Quê Hương, bà càng cảm nhận rõ tình cảm của những con người đồng cảnh ngộ dành cho nhau… Tuy không cùng sinh ra trong một gia đình, tuy mỗi em đều có một số phận đáng thương khác nhau nhưng dưới mái nhà chung này, các em đã yêu thương, đùm bọc lẫn nhau như anh em ruột rà. Vậy nên, bà biết rằng: bọn trẻ chính là tài sản quí giá nhất của mẹ Hùynh Tiểu Hương, đáng để chị đánh đổi bằng cả hạnh phúc riêng tư và quãng đời thanh xuân tươi đẹp của mình. Cũng là một phụ nữ, một người mẹ…, một cách rất tự nhiên và chân thành, bà đã tự tay ẵm bồng, nựng nịu, vỗ về các em như những đứa cháu cưng của mình… Ngoài những phút giây vui đùa, chuyện trò cùng bọn trẻ, đến đây, bà còn được tận mắt chứng kiến những bước phát triển không ngừng của trung tâm nhân đạo Quê Hương sau gần 13 năm hoạt động. Những dãy nhà được xây cất khang trang, sạch đẹp; những phòng học mới còn thơm mùi nước sơn và cả những công trình đang xây dựng dở dang càng làm bà thêm yêu quí, trân trọng những tình cảm mà lúc còn sống Đại tướng đã dành cho chị – người phụ nữ nhỏ bé nhưng lại có một ý chí kiên cường và nghị lực phi thường như Đại tướng đã có lần chia sẻ:  “ Bác là người lính của thời chiến còn cháu là người lính của thời bình”. Đặc biệt, điều làm bà Võ Hòa Bình bồi hồi, xúc động hơn cả chính là tấm lòng của Tiểu Hương và các con dành cho Đại tướng qua việc dành riêng một căn phòng khang trang, rộng rãi ngay tại trung tâm để làm phòng trưng bày hơn 5000 bức ảnh cùng những kỷ vật của Người. Trong phòng còn có một góc trang trọng được dành để lập bàn thờ tưởng nhớ Đại tướu7almỗi ngày. Đựơc nhìn những kỷ vật quen thuộc và cả những bức ảnh đời thường nhất của người cha đáng kính, trong đó có không ít tấm hình lần đầu mới được nhìn thấy, bà như đựơc sống lại với những kỉ niệm êm đềm, hạnh phúc bên gia đình.

PB: Bà Võ Hòa Bình – Con gái Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tuy chỉ đựơc gặp gỡ, trò chuyện cùng bà Võ Hòa Bình trong vài giờ nhưng ấn tượng về một nhà khoa học quân sự mang trong mình những phẩm chất giản dị, chân tình, gần gũi như Đại tướng lúc sinh thời chắc chắn sẽ còn đọng lại mãi trong kí ức các em nhỏ và tập thể cán bộ nhân viên trung tâm nhân đạo Quê Hương.  Bên cạnh kí ức về Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người ông tinh thần đáng kính, cuộc hội ngộ với con gái Đại tướng ngay tại trung tâm nhân đạo Quê Hương thêm một lần nửa cho các em có thêm kí ức thật đẹp về tình thương, lòng nhân ái giữa con người với nhau. Kí ức đó thật đáng để các em nâng niu, trân trọng, gìn giữ để sống tốt hơn, đẹp hơn mỗi ngày./.                                                                      Quỳnh Như – Tấn Minh

trẻ cô nhi  trung tâm nhân đạo quê hương

trẻ cô nhi trung tâm nhân đạo quê hương

HUỲNH TIỂU HƯƠNG LÀM GÌ…

Ba mẹ ba mẹ ơi ba mẹ có biết con buồn lắm không? trên đời này tại sao lại có con? tại sao vậy? tai sao? con buồn lắm, nhiều khi con muốn rời xa thế gian rời xa tất cả, nhưng những tiếng Bi ba bi Bô không thể.. thiếu con…ba mẹ ơi.. tại sao sanh con ra tại sao tạo con ra làm gì…?

Hàng ngày con buồn lắm, nhìn thấy các con của con thiếu tình thương, bản thân con cũng vậy, chúng con cần tình thương khat khao yêu thương, nhưng xung quanh con, đều  là…..ba ơi mẹ ơi.. ba mẹ có nghe tiếng con kêu không vậy….?

Có lẽ suốt đời này con không bao giờ nhận được một lời an ủi từ ba mẹ, người thân của con có phải không ba mẹ ?

Con chỉ biết ngậm đắng nuốt cay, những thước phim tự sự liên khúc luôn trở về trong con, từng phút từng giây, con không thể nào quên được, ba mẹ ba ơi mẹ ơi…con buồn lắm….

Vật chất là gì…tiền bạc là gì… tất cả chỉ là phương tiện nó không đem nụ cười và niềm vui cho mẹ con của chúng con…giờ này con chỉ muốn nhắm mắt ra đi vĩnh viễn và rời xa cuộc sống này…vì con cũng là người như bao người khác, nhưng sao con lại không có tình yêu thương của người thân….tại sao tại sao ….

Càng về đem con càng thấy buồn, tủi thân, nhưng thươc phim tự sự liên khúc tràn về trong con, không tách rời con ra được một phút nào cả…

Ba ơi mẹ ơi giờ này mọi sự tỉnh mịch…thì nỗi đau lại về với con thước phim nhiều tập lại về với con ba ơi mẹ ơi….

huynh tieu huong

Huynh Tieu Huong bên những đứa con không hề hạ sanh

The Orphans in Que Huong Charity Center, Huynh tieu Huong Charity

Thẳm sâu bên trong

‘Mọi người nghĩ rằng cô là một phụ nữ mạnh mẽ nhưng thực tế, thẳm sâu bên trong cô lại là những mảnh vỡ vẫn cứa vào lòng đau nhói. Cô hay khóc nhưng cô không muốn người khác nhìn thấy nước mắt mình tuôn rơi’.

Cô không phải là tên thật của người phụ nữ đang trải lòng mình ấy, cô không muốn tiết lộ danh tính của mình sau tất cả những gì đã qua. Cô đã chôn vùi sâu thâm thẩm trong ký , cô không muốn ai biết chuyện gì diễn ra với cô. Câu chuyện của cô xảy ra cách  đây đã hơn 30 năm, khi khoảng tuổi 6 hoặc 8 Cô được sống bên cạnh ba mẹ nuôi. Lúc ấy, cô thấy mình thật may mắn và hạnh phúc. Cảm giác đó giống như khi giấc mơ của cô thành hiện thực

Niềm hạnh phúc ấy kéo dài chưa được bao lâu thì cô bắt đầu bước vào chuỗi ngày dài tăm tối, cô đã bị lạm dụng, mỗi khi cô ngồi nghĩ ngơi, cô rùng mình nhớ lại: ” ông  ấy không phải là người mà cô gọi bằng ba thực sự của cô.  Nếu là ba thì làm sao có thể…. vì thế cô đã phải chịu những nỗi đắng cay”.

Bị bắt phải làm việc ấy, lúc đầu cô đã từ chối. “Ông ta giận dữ không cho đi lại và ra ngoài bị áp lực đánh đập. Không còn chút sức lực để từ chối, cô đành tuân theo. Cô không biết làm cách nào để trốn thoát khỏi đây”.

Cô kể, Một ngày nọ, cô vì đói khát lại những cơn sốt liên hồi, không cơm ăn thuốc uống, cô vờ đi vệ sinh, cô bỏ chạy thật xa. Được những người làm nông gần đó cho nương náu, cô nghĩ vậy là cuộc đời mình đã được cứu sống nhưng không ngờ, cơn ác mộng thật sự mới bắt đầu từ đó.

“Cuộc đời thật éo le, cô vừa thoát khỏi miệng cọp thì lại sa vào miệng cá sấu”.

Khi cô đi tìm người gọi là mẹ, từ khi chào đời cho đến nay chưa hề gặp mặt, khi được gặp tưởng như chính như thân thiết, ruột thịt , không ngờ cô đã bị một gã đàn ông, trong căn nhà sàm sở lợi dụng cô, rồi cuối cùng cô lại phải bị đuổi ra khỏi nhà , của người cô được gọi là mẹ, rồi con đường không cha mẹ gia đình và người thân lại trở về lại trong cô trong từng ngày, rồi cô phải ra đường sống vớ các bạn bụi đời. cô đã bị các ông chủ đưa lên rừng đường 9 đường 7 đường   8 chặt đẽo trầm hương đải vàng, nhưng với tâm thần gầy nhỏ bé, làm sao chịu nổi, làm công cụ ban đêm dụng cụ của những gã đàn ông ở nơi rừng sâu nước độc, sau khi nhiều cơn sốt liên hồn đã làm cho cô không thể chịu được, cuối cùng trốn về đông bằng, sau đó cô đi bộ hơn một tháng trời từ trong rừng sâu, đầu đội trời chân đạp đất, thân hình đói lã , chịu dựng hơn một tháng trời,  sau khi cô về đông bằng quãng trị và theo tàu lửa sống từ bắc chí nam, nay nơi nay khi ơi khác, cô đã sông ở bến xe,   cô đã bị đàn anh   đã bán cô cho một nhà chứa. Cô để nô lệ tình dục kể từ đó. Ban đầu cô cũng chống cự.

“Khách hàng gọi cho mami bất cứ khi nào chúng cần gái. Trong suốt hơn một năm, cô bị cưỡng bức thậm tệ. Trong suốt cuộc trò chuyện, gương mặt cô chẳng biểu lộ chút biểu cảm gì, chỉ có những giọt nước mắt là tuôn rơi làm ướt sũng hai bên gò má.

“Cô thấy mình như đang chết dần. Có lẽ chết đi sẽ nhẹ nhàng hơn. Thật nhục nhã. Những người đó đối xử với cô không khác gì một con vật. Chủ nhà chứa còn bảo rằng, khách thích cô vì cô còn rất trẻ”.

Vào một ngày được khách đến bao cô đã may mắn thoát khỏi. Nỗi xấu hổ và sự kỳ thị của xã hội đã khiến cô giữ kín câu chuyện cuộc đời mình.

Quay lại với câu chuyện của cô, cô chưa bao giờ trình báo sự việc của mình với ai. Những người anh em cũng như báo chí thân hữu cô cũng biến mất một cách bí ẩn sau đó. Giờ đây, khi đã trở về với cuộc sống bình yên, nỗi hoang mang sợ hãi vẫn còn vương trên khuôn mặt cô. ” cô đã trên 40 tuổi rồi mà vẫn chưa biết hạnh phúc thực sự là gì”.

Những đứa trẻ ‘không tồn tại’

Việc khai sinh cho trẻ em là một thủ tục đương nhiên nhưng với hàng triệu người trên thế giới, điều này lại không đơn giản. Không có giấy khai sinh, bản thân họ bị mất đi những quyền lợi cơ bản như quyền được chăm sóc sức khỏe, được đến trường. quyền được làm công dân…

“những đứa trẻ không tồn tại”. “, mái ấm nhân quyền huỳnh tiểu hương, đã giúp đỡ những em nhỏ “không tồn tại trong xã hội”. Sự giúp đỡ của các nghành chức năng trong chiến dịch đăng ký giấy khai sinh, hộ khẩu, để “những đứa trẻ không tồn tại”.sẽ trở thành một người công dân chính thức việt nam.

Nếu thiếu đi quyền công dân, những đứa trẻ ở các trung tâm bảo trở sẽ mất đi quyền lợi. sẽ quyền lợi. trong học hành, y tế, kết hôn, bỏ phiếu, được thừa kế…

Việc đăng ký là điều cơ bản để bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột, lạm dụng, buôn người, mại dâm hay bị đối xử bất công. Ngoài ra, giấy khai sinh còn giúp những đứa trẻ thất lạc tìm về đoàn tụ với gia đinh sau những thảm họa tự nhiên hay những vụ xung đột vũ trang. Chúng cũng tránh được tảo hôn hay nhập ngũ sớm.

Giờ đây,, tương lai của chúng đang tươi sáng hơn. cô tâm sự: “Năm ngoái, cô đã được làm giấy tờ tùy thân. Khi các con lớn lên sẽ hiểu mẹ cửa chúng yêu chúng đến nhường nào. Điều này khiến cô thực sự rất hạnh p húc”.

 

trẻ cô nhi  trung tâm nhân đạo quê hương

trẻ cô nhi trung tâm nhân đạo quê hương

Người Đương T

rity anL�v.H����p>

 

Your participation will be the response of the message: “All for the childhood – for the development of the good future”. Your contributions will be the stable happiness for the orphans in QueHuongCharityCenter.

 QUE HUONG CHARITY CENTER DISABLED AND ORPHAN AID ASSOCIATION

61/23 DT 743 Tan Long Hamlet, Tan Dong Hiep, Di An, Binh Duong

Tel: 0650.3740808 – 0903803908 – 0983803908        Fax: 84.650.3740808

Email: huynhtieuhuong@yahoo.com                   Website: http://www.huynhtieuhuong.org

Account No: 897109 Asia Commecial Bank Ho Chi Minh City

Letter from my heart! Huynh Tieu Huong Charity

What my heart says in the most conscious moment.

Respectfully addressed to: All the kind hearts at home and abroad.

Binh Duong….2014

 My name is Huynh Tieu Huong who established The Humanity and DefectiveChildrenEducationCenter – Que Huong. I together with my coworkers are taking care of the moral and material life for more than 322 orphaned and defective children from all around the country. I am sure more or less you have known about us who have minimum material facilities but still want to help and share the misfortune of other people, especially repudiated children, defective children, even some childrenuHu with unperfected bodies, incurable diseases. For many years so far, with the kind hearts at home and abroad, we tried to build up and maintained our center. Children at our center have been cured, nourished, educated, vocationally trained and created to have opportunity for community and family reunion.

But now I have an incurable disease and opportunity to be alive is impossible. For this reason, I wrote this letter from my heart to reveal my torment and worry so far. I do not  know how long I can contend and struggle against my disease to continue my inner wishes and difficult and unfinished works. With the words from the one at the last moment considered as the most conscious words, I appeal persistently all the kind hearts,  who have been together with us to understand our hearts after reading this letter to be able to share our care for children as written in a proverb “fragrance leaving in your hand when giving a flower”.

This wish is shown simply by your acceptance for helping one or many children, whether I live or die, my children can be assured to be grown up to become mature and to become a useful person to our society and when grown up, they always think about surrounding society as a place with many charitable hands and altruistic souls.

To be with us: “Wings to wings for dreams”

Today through this letter, I would like to thank all the kind hearts who have been together with us for building up QueHuongCenter as only one roof full of lovely laughter and humanity. I wish you health, happiness and success in your work.

Sincerely yours,

Mother with hundred children,

Huynh Tieu Huong

0903803908

Trung Tâm Nhân Đạo Quê Hương “ Que Huong Charity Center “

Center: 61/23 DT743 street, Tan Long Hamlet, Tan Dong Hiep Commune, Di An Dist, Binh Duong.

Tel: (84.650) 740 808

Email: huynhtieuhuong@yahoo.com        Website: www.huynhtieuhuong.org

Mẹ Huỳnh Tiểu Hương nuôi 333 trẻ cô nhiA/C : 897109 Asia Commercial Bank (ACB) HochiminhCity.

BÀ HUỲNH TIỂU HƯƠNG ĐẾN HUYỆN LỘC NINH

TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG NGƯỜI GIÀ CÔ ĐƠN – TRẺ MỒ CÔI TỈNH BÌNH PHƯỚC

 thu co

Vừa qua, Đoàn Trung ương Hội Chữ thập đỏ và Trung ương Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam do bà Huỳnh Tiểu Hương, lên kế hoạch các chương trình viếng thăm và hỗ trợ các tỉnh phía Nam, miền Đông Nam Bộ, nhất là các xã vùng sâu, đời sống còn nhiều khó khăn, bệnh tật, đã đến huyện Lộc Ninh một huyện gần giáp ranh biên giới Campuchia của tình Bình Phước để thăm viếng và trao quà. Tại Trung tâm nuôi dưỡng người già tàn tật cô đơn, trẻ em mồ côi tại huyện.

Đại diện chính quyền tiếp đoàn có các ông Phó Chủ tịch huyện đặc trách thương binh xã hội, Phó Bí thư huyện ủy, Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng người già tàn tật cô đơn, trẻ em mồ côi, Tổng biên tập báo Bình Phước cùng các cán bộ huyện phụ trách thương binh xã hội và báo đài truyền hình Bình Phước đã đến dự.

Ông Tổng biên tập báo Bình Phước trong lời giới thiệu đoàn với huyện ủy vô cùng hoan nghênh sự thăm viếng nhiệt tình của đoàn, đã không ngại đường xa đến với các xã, huyện của tỉnh, đem những phần quà đậm ý nghĩa tình thương dân tộc. Trong lời phát biểu của mình, bà Huỳnh Tiểu Hương rất chân tình xúc động. Bà luôn luôn muốn làm tất cả những gì để các cụ già tàn tật cô đơn cá em mồ côi khuyết tật được hạnh phúc, vui tươi, cho dù có xa xôi, có kiệt sức, bản thân bà vẫn tự nguyện. Đây là việc chung của mọi người trong xã hội chứ không riêng gì cá nhân bà. Công việc này đến với bà từ lúc còn rất nhỏ, bản thân bà cũng là một đứa trẻ mồ côi vì vậy từ lâu như đã hòa đồng và thắm đậm trong tâm trí.

Trong phần ghi sổ vàng của trung tâm, bà Tiểu Hương đã có ước hẹn sẽ đến lần nữa với người dân tộc của huyện và sẽ vận động nhiều hơn, đến với các xã còn khó khăn nhiều hơn nữa.

Sau buổi trao quà và bàn giao đến các xã vùng xa, vùng sâu tại huyện, đoàn trở về thị xã Đồng Xoài tòa soạn báo Bình Phước kết thúc một chuyến thăm viếng tốt đẹp.