PHIM TÀI LIỆU VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NHÀ HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN HUỲNH TIỂU HƯƠNG

 

·      Chđề: HUỲNH TIỂU HƯƠNG – HUYỀN THOẠI GIỮA ĐỜI THƯỜNG

 

Huynh Tieu Huong Trung tam nhan dao Que Huong

Huynh Tieu Huong Trung tam nhan dao Que Huong

TẬP 3: NHÂN DUYÊN

 

( MỞ đầu tập 3: Chị Tiểu Hương ngồi xem lại hình ảnh bé Anh Đào lúc nhỏ, hình ảnh những ngày đầu tiên chị làm từ thiện). Đi kèm với hình ảnh này là lời tự sự của chị:

Tất cả mọi sự sinh tồn trên cuộc đời này đều có nhân duyên của nó. Con người một khi có duyên với nhau, ắt sẽ gặp nhau rồi sẽ gắn kết với nhau mãi mãi. Nếu gắng gượng tìm kiếm nhau, gắn bó với nhau mà vẫn không được thì coi như không có nhân duyên. Cũng như mình thôi. Nhân duyên đã đưa mình đến với bé Anh Đào để rồi cả cuộc đời này mình gắn bó với con, mặc cho con có bệnh tật, lỗi lầm thế nào đi nửa. Con cũng chính là động lực, là niềm tin để mẹ đến với con đường từ thiện, con đường không hề đơn giản, nhẹ nhàng nhưng mẹ nguyện sẽ dấn thân đến hết cuộc đời này.

Trong thời gian đi cạo mủ cao su ở Đồng Nai, Tiểu Hương được một gia đình nhận làm con nuôi và đặt cho cái tên Huỳnh Thị Mận, trùng với tên của đứa con gái đã mất của họ. Đây cũng là cái tên đựơc Tiểu Hương dùng trong tất cả các loại giấy tờ tùy thân, giao dịch làm ăn, mua bán cho đến tận bây giờ. Lúc này, Tiểu Hương đã 15 tuổi. vậy là, ước mơ có được một gia đình với đầy đủ cha mẹ, anh em đã trở thành hiện thực với chị… Những tưởng, cuộc đời chị sẽ bước sang một trang mới. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn sống trong ngôi nhà “ vay mượn” tình thương này, Tiểu Hương đã bị người con trai cả của cha mẹ nuôi, vốn bị bệnh thần kinh giở trò hãm hại. Quá sợ hãi, chị dùng tất cả sức mạnh của một thiếu nữ tuổi 15 để chống trả, tự bảo vệ mình thì bị hắn ta rượt đuổi và chém một nhát thật sâu, thật dài ngay chân trái. Vết thẹo đó vẫn còn hằn sâu trên cơ thể chị cho đến bây giờ. Biết được hành động sai trái của con trai mình, thay vì răn đe, giáo dục anh ta và vỗ về, an ủi chị, ba mẹ lại tìm cách “ quẳng” đứa con gái nuôi đi như quẳng đi một mối lo cho gia đình họ. Để chị ra khỏi nhà một cách êm thấm, ba mẹ nuôi dàn xếp đưa chị đi chơi ở Sài Gòn. Tiểu Hương nào hay biết gì. Chị ngoan ngoãn chuẩn bị đầy đủ quần áo và theo cha mẹ nuôi vào Sài Gòn. Một thế giới hoàn toàn mới mẻ, xa lạ với quán xá, nhà cửa đông đúc, xe cộ tấp nập hiện ra trước mắt chị. Chưa kịp làm quen với không khí ồn ào, náo nhiệt của vùng đất Sài thành thì Mận được cha mẹ nuôi đưa tới khu tượng đài liệt sĩ ở Bình Thạnh và dặn cô ngồi chờ, họ sẽ quay lại đón cô sau. Tiểu Hương đợi mỏi mòn vẫn không thấy cha mẹ đến đón trong khi trời đã chập choạng tối. Nỗi lo sợ, hoang mang bắt đầu lớn dần trong cô và cô nhận ra rằng: mình đã bị bỏ rơi thêm một lần nửa. Thế là, Tiểu Hương đành đi lang thang tìm chổ trú ngụ qua đêm. May thay, chị gặp một ngôi nhà nằm ở cuối nghĩa trang. Ông bà chủ thương tình cho chị vào ở nhờ. Ngày ngày, Tiểu Hương đi bán bánh mì kiếm sống.

Trong những ngày rong ruổi kiếm sống ở bến xe, đường phố, một buổi sớm Tiểu Hương thấy có một người phụ nữ trẻ tuổi mang con đi cho. Đó là một bé gái, còn đỏ hỏn nhưng trông khá bụ bẫm và kháo khỉnh. Bà mẹ van xin mọi người nhận nuôi dùm vì hoàn cảnh nghèo túng không nuôi nổi con. Trong khi mọi người nhìn chị ta bằng ánh mắt ái ngại xen lẫn khinh khi thì Tiểu Hương lại quyết định nhận nuôi đứa bé. Có quá hoang đường không khi một thiếu nữ vừa tròn 17 tuổi, cái ăn cái mặc của bản thân còn lo chưa xong nhưng vẫn dang tay để đón nhận một sinh linh vô thừa nhận? Chắc chắn là không vì nhìn thấy đứa bé non nớt sắp bị bỏ rơi, sắp phải chống chọi với những cơn phong ba bão táp của cuộc đời, Tiểu Hương bỗng chạnh lòng nghĩ đến thân phận bơ vơ, côi cút của mình thuở nào. Và chị nhận cưu mang đứa bé đơn giản là vì không muốn trên cuộc đời sẽ có Tiểu Hương thứ 2!

Chị đặt tên cho đứa bé là Hùynh Anh Đào. Cuộc sống vốn đã cơ cực nay càng nặng nề gấp đôi. Đã thế, con trai ông bà chủ lớn hơn Tiểu Hương 10 tuổi cứ  nằng nặc đòi lấy chị làm vợ cho bằng được nhưng Tiểu Hương từ chối nên hắn luôn ấm ức trong lòng. Thấy Tiểu Hương mang đứa bé về sống chung, hắn càng gai mắt. Có lần uống say, hắn lấy con dao xả túi bụi vào người chị. Chạy không kịp, Tiểu Hương bị chém một nhát dài phía chân phải. Ông bà chủ sợ quá bèn tìm cách chữa trị cho Tiểu Hương. Sau hơn một tháng, vết thương mới lành. Con trai ông bà chủ không những không ăn năn mà còn đe dọa Tiểu Hương:

– Mày tính không làm vợ tao mà yên thân hả con kia. Tao cho mày biết: nếu mày đi tố giác với công an, tao sẽ giết cả 2 mẹ con mày biết chưa?

Vừa sợ hãi, vừa thương bé Anh Đào, Tiểu Hương đành ôm con bỏ trốn khi trong người không có tiền, cũng không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào. Thế là, ban ngày Tiểu Hương đặt con vào chỗ mát rồi đi phụ bán bánh. Đêm xuống, hai mẹ con ôm nhau ra công viên ngủ. Nguy hiểm, bất trắc luôn rình rập, chực chờ nhưng Tiểu Hương thấy mình mạnh mẽ hơn rất nhiều vì bên cạnh chị giờ đây đã có bé Anh Đào. Em là người bạn và là điểm tựa duy nhất của chị. Bé Anh Đào càng lớn khôn, gánh nặng cơm áo trên đôi vai Tiểu Hương cũng ngày càng trĩu xuống. Chị trôi dạt khắp nơi, làm đủ thứ nghề, từ bốc vác, bán cà phê, bán thuốc lá đến kẹo su… để nuôi con. Phần mình, chị ăn những phần cơm thừa, canh cặn nơi hang quán, ngủ qua đêm ở bất cứ nơi đâu có thể ngã lưng đựơc và an toàn. Đói, khát, cực khổ nhưng Tiểu Hương chưa bao giờ tuyệt vọng. Chị luôn tin vào ngày mai, tin vào những điều tốt đẹp đang đợi ở phía trước… Đặc biệt, càng rơi vào cảnh sống cùng cực, nhựa sống trong chị lại càng tràn trề hơn bao giờ hết. Chị xinh tươi, rạng ngời như một đóa hoa ngát hương. Càng bước vào thời thiếu nữ, hương sắc đó càng tỏa sáng rực rỡ. Thế nhưng, chính điều này đã mang đến cho Tiểu Hương không ít tai họa và tủi nhục, như người đời vẫn thường hay nói “ Hồng nhan bạc phận”…

Khi thực hiện bộ phim này, chúng tôi hoàn toàn không muốn nhắc lại quá khứ đen tối, đau buồn của chị. Bởi, nó quá khắc nghiệt và tàn nhẫn. Thế nhưng, nếu không thấy đựơc phần đời đầy cai đắng, tủi nhục của chị, chúng ta sẽ khó có thể cảm nhận hết đựơc khát vọng và ý chí vươn lên mãnh liệt ở người phụ nữ này.

Thân liễu yếu đào tơ, lại sống vất vưởng, đơn độc nơi thị thành, chuyện Tiểu Hương bị bọn lưu manh, côn đồ hãm hại, hành hạ là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng, không chỉ chiếm đoạt thân xác chị, đã bao lần Tiểu Hương bị bọn chúng rạch cổ họng, dí tàn thuốc là vào người vì cự tuyệt. Dã man hơn, có lần, chúng còn cột chị sau xe gắn máy lôi xểnh ra cầu Sài Gòn và vứt xuống sông giữa đêm tối mù mịt như để phi tang hành vi tội ác… Sẽ có đựơc bao nhiêu người còn tiếp tục muốn sống trong hoàn cảnh này? Tiểu Hương cũng nghĩ rằng, nếu cứ để mặc do dòng sông này cuốn đi, biết đâu mình sẽ thóat khỏi nỗi đau đớn ê chề và một cuộc sống dường như không lối thoát… Nhưng rồi, ý định buông xuôi của Tiểu Hương đã bị dập tắt ngay khi văng vẳng bên tai chị là tiếng kêu khóc của bé Anh Đào. Lòng chị trào dâng một nỗi lo sợ cho tương lai của đứa con gái bé bỏng, tội nghiệp. Nó sẽ ra sao khi mình khuất bóng? Chắc cũng sẽ bị người ta ném ra đường, bị ức hiếp, rồi lại có một Tiểu Hương thứ hai… Nghĩ đến đây, Tiểu Hương cố lấy hết sức để bơi vào bờ và chạy ngay về với bé Anh Đào. Chị ôm ghì con vào lòng, gạt phăng tất cả mọi nỗi đau đớn, tủi nhục để tiếp tục cuộc sống…

Thế nhưng, nỗi thống khổ chưa dừng lại ở đó. Có một gã đàn ông ngỏ lời yêu thương chị, muốn cùng chị nên nghĩa vợ chồng. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn sống cảnh “ Già nhân ngãi non vợ chồng”, hắn đã lộ nguyên hình là kẻ chăn dắt khi đem bán chị cho một nhà chứa ở Vũng Tàu.  Tiểu Hương luôn tâm niệm rằng: thà bị hà hiếp, đánh đập chứ nhất định không bán thân xác để kiếm tiền nên chị luôn chống trả quyết liệt mọi âm mưu, thủ đoạn của bọn chúng. Để Tiểu Hương “ ngoan ngoãn” nghe lời, bọn ma cô, tú bà đã tiêm vào chị thứ thuốc chết người – ma túy. Vướng vào nó, Tiểu Hương đã trở thành kẻ lệ thuộc, nghe theo sự sắp đặt của bọn buôn người. Chị chấp nhận “ đi khách” ở Vũng Tàu, Đà Lạt nhưng trong lòng vẫn nung nấu ý định thoát ra khỏi vùng bùn nhơ nhớp này. Sau 3 tháng sống đời hương phấn, Tiểu Hương đã trốn khỏi chốn “Lầu xanh” và về Sài Gòn quyết tâm chống trả với cơn nghiện ma túy. Không thuốc thang, không bác sĩ nhưng với ý chí kiên cường, với khát vọng vươn lên mãnh liệt, Tiểu Hương đã tự cắt được cơn nghiện và tiếp tục đi phụ bán càphê để nuôi con.

Trong thời gian phụ bán cà phê ở bến Bạch Đằng, TP. HCM, Tiểu Hương tranh thủ học tiếng Hoa để tiện giao tiếp. Vừa làm việc quần quật suốt cả ngày, vừa ôm con học bài nhưng có lẽ do năng khiếu bẫm sinh nên Tiểu Hương nhanh chóng nghe và nói tiếng Hoa thành thạo. Nhiều khách quen hay lui tới uống càphê, thấy Tiểu Hương thông minh, nhanh nhẹn, dịu dàng lại biết giao tiếp bằng tiếng Hoa nên hay nhờ cô phiên dịch hộ, có khi chỉ dẫn cho họ về phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt của người Việt Nam để tiện bước làm ăn. Cũng nhờ vào chút vốn liếng tiếng Hoa có được mà Tiểu Hương đã làm quen được với một người đàn ông Đài Loan tốt bụng tên Chao Lai Wang. Chao là một doanh nhân mới vừa chân ướt chân ráo đến Việt Nam làm ăn. Sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi, Chao thường hay ra bờ sông Bạch Đằng hóng mát, uống càphê. Qua nhiều lần trò chuyện, thăm hỏi, biết được hoàn cảnh đáng thương của Tiểu Hương, Chao thỉnh thoảng hay tặng quà và cho cô ít tiền. Thế nhưng, điều làm ông thú vị và bất ngờ hơn cả ở người phụ nữ này là những thứ ông cho, cô không bao giờ dùng một mình mà đem chia sẻ cùng những người bạn bụi đời. Chao tò mò tìm hiểu và được biết thêm: dù nghèo khó, cơ cực nhưng Tiểu Hương vẫn nhận nuôi bé Anh Đào; vẫn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ những mãnh đời cùng cảnh ngộ giống như mình. Cảm phục trước tấm lòng nhân ái của Tiểu Hương, Chao nhận chị làm con nuôi và thuê cho một căn phòng sạch đẹp, khang trang ngay đường Nguyễn Huệ để chị có một nơi ăn chốn ở tốt hơn. Thế nhưng, Tiểu Hương nào muốn hưởng thụ một mình, ngày ngày, chị rủ đám bạn tới ở chung với mình cho vui. Dần dà, căn nhà của Tiểu Hương trở nên chật hẹp bởi đám bạn lang thang, bụi đời của chị ngày càng đông. Chỉ sau vài tuần, chủ nhà không chịu nỗi đám bạn nghịch ngợm của Tiểu Hương nên đã yêu cầu ngưng hợp đồng cho thuê nhà với Chao. Không nản lòng, Chao tiếp tục đi thuê cho Tiểu Hương căn nhà khác trên đường Lê Văn Sĩ, Đặng Thị Nhu…, song cũng chẳng nơi nào chủ nhà chịu được quá một tháng, vẫn chỉ với lí do duy nhất: sợ đám bạn cô kéo về toàn là dân bến xe, đầu phố, công viên…

Cuộc sống Tiểu Hương bắt đầu có chút niềm vui thì vào một ngày, Tiểu Hương nhận thấy lòng tốt của Chao không bình thường, nhất là khi ông ôm cô vào lòng và ngỏ lời yêu thương. Tiểu Hương chua chát nghĩ rằng: chẳng lẽ chị muốn có được tình cảm vô tư, trong sáng với một người đàn ông lại khó khăn đến thế sao! Trong lúc xúc động, sẵn con dao trên bàn, Tiểu Hương vớ lấy và kề vào cổ mình, chị thề sẽ tự vẫn nếu Chao không buông ra. Sợ Tiểu Hương làm liều, Chao khóc năn nỉ cô buông dao ra và hứa sẽ không bao giờ xuất hiện trước mặt cô nữa. Và Chao đã giữ lời hứa. Trước lúc đi xa, ông để lại cho Tiểu Hương 20 cây vàng cùng với lời khuyên: muốn giúp đỡ người khác và giữ đựơc thân mình, trước hết phải mua căn nhà riêng mà ở. Đó là ngày 10/12/1989 – Ngày Tiểu Hương coi là sinh nhật của mình.

Nghe lời Chao, Tiểu Hương dùng 20 cây vàng mua căn nhà trên đường Nguyễn Văn Cừ, Quận 5. Vừa mua hôm trước, hôm sau có người đến trả 45 cây vàng. Quá bất ngờ, dù chẳng biết 45 cây vàng trị giá bao nhiêu, Tiểu Hương vẫn quyết định bán vì thấy lời. Sau đó, cô tìm mua một căn nhà rộng 100 m2 trên đường Lê Hồng Phong, quận 10, với giá…….. Số tiền còn lại, Tiểu Hương mua một chiếc xe du lịch cho khách Đài Loan thuê. Không kinh nghiệm, không kiến thức kinh doanh nhưng với chút ít vốn tiếng Hoa cùng sự nhanh nhạy, ứng xử khéo léo, xe của Tiểu Hương luôn đông khách. Mặt khác, khách thuê xe của Tiểu Hương còn thích thú khi đựơc chính cô chủ xinh đẹp, tài giỏi đi theo làm thông ngôn miễn phí. Thực ra, Tiểu Hương đi theo khách là có mục đích: học hỏi kinh nghiệm làm ăn. Bởi chị biết, người Hoa nói là sang đây du lịch nhưng thực chất là họ tìm kiếm cơ hội làm ăn. Tiểu Hương đã học được rất nhiều điều trong những câu chuyện của họ. Cũng từ đây, Tiểu Hương kiêm luôn nghề “ cò” đất, hướng dẫn viên du lịch, trợ lí cho một số công ty Đài Loan…

Tiểu Hương thường dành phần lớn thời gian để giúp việc cho các doanh nghiệp nứơc ngoài mới đến Việt Nam làm ăn. Bằng kinh nghiệm thực tiễn, bằng mối quan hệ với các doanh nghiệp trong nuớc trong nhiều năm qua, Tiểu Hương đã có được những thông tin, số liệu cần thiết, xác đáng để có thể giúp họ mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam làm ăn. Dần dà, Tiểu Hương đã trở thành người bạn thân thiết, đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong và ngoài nứơc. Chị thường được mời đi giao dịch, thuyết trình, phiên dịch. Công việc vất vả, bận rộn nhưng Tiểu Hương chưa bao giờ nề hà trước bất cứ lời yêu cầu nào của khách hàng. Nửa đêm, khi mọi người đã an giấc nhưng nhận được cuộc điện thoại mời phiên dịch hoặc dẫn đoàn đi tham quan, chị cũng liền vui vẻ nhận lời và tức tốc chạy đến điểm hẹn. Phong cách của Tiểu Hương là nhanh, gọn, cơ động mọi lúc mọi nơi. Chị ngại nhất là để người khác phải chờ đợi hoặc lỡ việc vì mình nên chưa bao giờ trễ hẹn với bất cứ ai. Vì vậy mà khách hàng ngày càng quí mến Tiểu Hương. Sau mỗi chuyến đi, chị thường được trả công từ vài chục đến vài trăm đôla.

Trong những lần đưa khách đi tham quan, du lịch, ăn uống, Tiểu Hương xót xa nhận ra rằng xã hội vẫn còn “ Kẻ ăn không hết người lần không ra”. Những bữa tiệc linh đình, thừa mứa; những lon bia, chai rượu ngoại đắt tiền được rót vô tội vạ vào ly của nhau. Mọi người ăn uống, nâng ly chúc tụng, cười nói rôm rả mà chẳng cần để ý đến ví tiền. Với Tiểu Hương, những bữa tiệc như thế này có thể cứu giúp hàng ngàn đứa trẻ bụi đời qua cơn đói khát, hàng trăm cụ già neo đơn qua cơn bệnh tật… Tiểu Hương tự nghĩ nếu mình có thể làm cho những người giàu có, dư dả này hiểu đựơc nỗi thống khổ của người nghèo, chắc họ sẽ sẵn sàng dang tay cứu giúp. Chị cũng mong sao mình kiếm đựơc thật nhiều tiền để giúp đỡ họ. Vì vậy, ngày cũng như đêm, Tiểu Hương lao vào làm việc quên cả mệt mỏi. Vào năm 1999, khi cơn sốt đất đai ở TP. HCM lên đến cực điểm, có những vụ môi giới, Tiểu Hương kiếm được 30 đến 40 ngàn đôla. Làm và tích lũy, đến cuối năm 1999, Tiểu Hương đã trở thành “ Đại gia” với hàng ngàn mét vông đất, 4-5 căn nhà và hàng chục chiếc xe hơi cho thuê. Cũng từ đây, con đường ánh sáng, chân trời hạnh phúc dần hiện rõ lên trong suy nghĩ của doanh nhân trẻ tuổi Huỳnh Tiểu Hương và thôi thúc chị phải hành động ngay, giống như chị chỉ còn một ngày để sống, để làm việc và cống hiến; đó là làm từ thiện để cứu giúp những mãnh đời nghèo khó, bất hạnh./.

HẾT TẬP 3./.

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIM TÀI LIỆU VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NHÀ HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN HUỲNH TIỂU HƯƠNG


 

* Chđề: HUỲNH TIỂU HƯƠNG – HUYỀN THOẠI GIỮA ĐỜI THƯỜNG

 

Người phụ nữ đương đại Lịch Sử Việt Nam

Người phụ nữ đương đại Lịch Sử Việt Nam

Đôi lời giới thiệu:

Quí vị & các bạn thân mến!

Cách đây hơn 40 năm, có một cô bé ngay từ khi vừa cất tiếng khóc chào đời đã bị chính cha mẹ ruột của mình bỏ rơi một cách không thương tiếc. Những tưởng, sự sống của cô đã kết thúc ngay từ khi vừa mới bắt đầu. Thế nhưng, cuộc sống vẫn thật kỳ diệu biết bao. Trước bao khó khăn, thử thách và vất vả, có lúc cô cảm tưởng mình không thể chịu đựng thêm một phút nào nửa nhưng với niềm tin vào chính mình, tin vào ngày mai, tin vào những điều tốt đẹp của cuộc sống, cô đã vuợt qua tất cả để đứng vững giữa cuộc đời này một cách đầy mạnh mẽ. Và như một câu chuyện cổ tích, cô bé đó giờ đây đã trở thành người mẹ, người chị của hàng ngàn mãnh đời bất hạnh. Bằng chính cuộc đời của mình, tấm gương của mình, cô đã cho chúng ta thấy rõ một điều rằng: con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác… Cô chính là Huỳnh Tiểu Hương –  nhà hoạt động từ thiện, người phụ nữ làm rung động bao trái tim Việt Nam.

 Để giúp Quí vị & các bạn có thể hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp từ thiện mà Hùynh Tiểu Hương đã dấn thân và theo đuổi. Và theo như lời nguyện ước của chị, chúng tôi đã cố gắng xây dựng nên bộ phim tài liệu về chân dung chị một cách sống động và chân thật nhất có thể. Cũng xin tiết lộ thêm cùng Quí vị & các bạn, trong bộ phim này, lần đầu tiên chị Hùynh Tiểu Hương sẽ chia sẻ với chúng ta những thông tin, hình ảnh mà trước đây chị chưa từng công bố trên bất cứ phương tiện truyền thông nào. Hy vọng Quí vị & các bạn sẽ đón nhận và hài lòng. Bây giờ, mời quí vị & các bạn bắt đầu xem phim. 

 

TẬP 1: TUỔI THƠ BỊ ĐÁNH CẮP…

– Mở đầu phim: chị Hùynh Tiểu Hương giật mình thức giấc lúc nửa đêm do bị ám ảnh tiếng trẻ con đang khóc. Sau đó đi thăm đàn con nhỏ đang nằm ngủ và nhớ lại thời thơ ấu của mình… – Đi với hình ảnh này là lời bình:

Bất cứ một cuộc đời nào cũng đều có một tuổi thơ với bao kí ức êm đềm, hạnh phúc. Tuổi thơ đó luôn được họ nâng niu, cất giữ như giữ gìn chính báu vật quí giá của mình. Thế nhưng, đối với Hùynh Tiểu Hương, chị lại ước gì mình không có tuổi thơ. Suốt quãng đời thơ ấu của mình, Tiểu Hương luôn bị đắm chìm trong đòn roi, trong nỗi khiếp sợ. BỞi thế, nó dài dằng dặc và đen tối biết bao. Vì thế mỗi khi nhớ lại, chị cảm thấy rợn người, ghê sợ…

 

( Chọn một bé gái có ngoại hình giống Tiểu Hương lúc nhỏ đóng thế)

 

Cho đến tận bây giờ, Tiểu Hương vẫn luôn đau đáu những câu hỏi về thân phận mình. Chị không biết mình được sinh ra ở đâu? từ gia đình nào?cha mẹ mình là ai? Chị chỉ nhớ man mán rằng mình bị cha mẹ ruột bỏ rơi, rồi được bà nội thương tình mang về nuôi. Trong ngôi nhà bà nội tuy có chú thím, có anh em nhưng dường như cô bé không cảm nhận được tình máu mủ ruột rà vì ngày nào em cũng bị những anh chị lớn hơn mình hiếp đáp, hành hạ. Trẻ con luôn cậy có cha mẹ để “ tung hoành”, để làm “ ông trời con” trong nhà nên cũng hoàn toàn dễ hiểu khi những cô cậu này thường xuyên “sinh chuyện” với em và em chỉ còn biết co rúm người lại một cách ngoan ngoãn và tội nghiệp vì có ai đâu để mà bấu víu, mà nương náu? Bà của em, dù mang em về sống chung nhưng cũng hiếm khi dám lên tiếng bênh vực, bảo vệ cô bé vì thân phận bà trong ngôi nhà này cũng thật mong manh, mờ nhạt như cái tuổi “gần đất xa trời” của bà. Không dám ăn uống, vui chơi, không dám nói lên nhu cầu của mình…, cô bé lầm lũi sống như một cái bóng vật vờ trong ngôi nhà lạnh lẽo tình thâm này. Suy cho cùng, cuộc sống như thế cũng đã quá hạnh phúc đối với một đứa trẻ không cha, không mẹ như em…

( Hình ảnh: mượn một ngôi nhà tranh ở một làng quê, 1 bà cụ, 2 vợ chồng và 2 đứa trẻ để quay phim. Chú ý quay những hình ảnh 2 đứa trẻ trêu ghẹo, hiếp đáp cô bé Tiểu Hương lúc nhỏ và hình ảnh cô bé khép nép, sợ sệt khi sống trong ngôi nhà này)

Cô bé nghĩ rằng dù có bị thiệt thòi, hiếp đáp nhưng em sẽ mãi sống trong ngôi nhà này. Nhưng, cay nghiệt thay, em lại bị chính chú của mình hãm hiếp. Cô bé còn quá nhỏ để nhận ra nỗi nhục nhã khốn cùng và cả sự loạn luân của người chú mất hết nhân tính nhưng chính bà của em đã kịp phát hiện ra sự thật đau đớn này. Và bà quyết định giải thoát cho đứa cháu tội nghiệp của mình bằng cách đem nó đi cho một gia đình… Bà hy vọng làm như thế sẽ giúp em thoát khỏi nanh vuốt của người chú loạn luân nhưng bà đâu ngờ rằng, chính từ đây cuộc đời của cô bé lại rơi vào tấn bi kịch còn thảm hại hơn…

( Hình ảnh: Đạo diễn chú ý những cảnh quay diễn tả tội ác của người chú một cách tế nhị, kín đáo và sự đáng thương của người bà “ lực bất tòng tâm”)

Cô bé không hiểu vì sao mình lại được đưa đến một gia đình khác sinh sống nhưng được gọi hai tiếng cha, mẹ và được sống trong một ngôi nhà như là nhà của mình – theo như lời cha mẹ nuôi em nói, cô bé cũng đủ mừng quýnh lên. Thế nhưng, khi niềm vui có được gia đình còn chưa nguôi thì những trận bão táp của cuộc đời cứ liên tục đổ ập xuống cuộc đời em. Những đứa trẻ ở thôn quê vẫn thường phải lao động sớm trong điều kiện nặng nhọc để phụ giúp gia đình. Cô bé hiểu rõ điều này nên ngày nào cũng vậy, em luôn thức dậy từ lúc tờ mờ sáng, khi cây cỏ vạn vật còn đẫm hơi sương để xách nước tưới rau, lấy phân bón rau vì ba mẹ nuôi sống bằng nghề trồng rau cải. Thử hỏi một đứa trẻ vừa mới lên sáu, gầy gò, ốm yếu thì làm sao có thể xách nước, bê phân? Nhưng cô bé vẫn phải gồng mình để làm công việc nặng nhọc này. Đáng thương hơn cả là những lúc bị bệnh, chân không còn lê bước đi được nửa nhưng cô bé vẫn phải gắng gượng xách từng xô nước nặng trĩu, pha từng thùng phân xanh nồng nặc để tưới rau, bón cải. Em không cho phép mình được nghỉ ngơi phút giây nào vì như thế sẽ bị mẹ “ cắt cơm” và thay bằng những trận đòn no nê.  Ngày tháng trôi qua, những vườn rau, luống rau cải cứ ngày một xanh mướt và bạt ngàn còn em thì cạn kiệt, héo mòn. Chúng như nuốt chửng thân phận nhỏ nhoi, yếu ớt của em.

( Hình ảnh: mượn ngôi nhà có cánh đồng rau cải và 2 vợ chồng để quay. Đạo diễn chú ý đến hình ảnh đối lập giữa cánh đồng rau mênh mông, bất tận và thân phận nhỏ nhoi, gầy gò của cô bé Tiểu Hương lúc nhỏ)

Bị vắt kiệt sức lực, bị đánh đập, hành hạ dã man… Tất cả những điều này cô bé có thể chịu đựng được. Cho đến một ngày, ông bố nuôi cũng hiện nguyên hình là tên “ yêu râu xanh” thì mọi chuyện đã vượt quá sức chịu đựng của em. Không những làm nhục cô bé nhiều lần, lão ta còn đánh đập và đe dọa sẽ giết chết em nếu em tiết lộ việc làm đồi bại của lão cho bất cứ ai biết. Quá sợ hãi, cô bé đành đem tất cả nỗi ức chế, dồn nén trong lòng bấy lâu nay kể hết cho người hàng xóm tốt bụng nghe. Và không ai có thể giấu được niềm thương xót khi nghe câu chuyện của cô bé. Sự thật sao mà khắc nghiệt, tàn nhẫn đến thế!lòng người sao mà ghê rợn quá! Với mong muốn giúp cô bé thóat khỏi nanh vuốt của đôi vợ chồng đội lốt là cha mẹ nuôi nhưng lại mang trong mình dòng máu lạnh, người hàng xóm này quyết định giúp em bỏ trốn. Họ đưa em ra bến sông và giục em nhanh chân lên chuyến đò chiều để đi thật xa… Những tưởng, tuổi thơ của em sẽ được giải thoát trên chuyến đò còn lại cuối cùng trong ngày. Và bến sông này cũng là nơi đặt dấu chấm hết cho một tuổi thơ đầy đau khổ. Nhưng, oái ăm thay! Chuyến đò mơ ước ấy đã không theo kịp dấu vết truy tìm của cha mẹ nuôi em. Ông bà đã bắt được em quay trở về và bắt đầu những trận hành hạ, trừng phạt dã man hơn…

( Hình ảnh: con đò, bến sông và 1 người đóng vai hàng xóm)

Nhìn thấy cô bé xanh xao, vật vờ như cây non đang bị chết khô, những người hàng tốt bụng không khỏi xót xa, căm phẫn. Vì thế, họ đã quyết định giải thóat cho em một lần nửa. Và lần này cô bé đã được toại nguyện… Cũng trên bến sông định mệnh này, cô bé đã được một ân nhân, đó là người đàn ông tên Khải tình nguyện mang em về nhà nuôi. Như một người chết đuối gặp được chiếc phao. Dĩ nhiên là cô bé ngoan ngoãn theo ông về nhà dù không biết chuyện gì đang chờ đợi mình ở phía trước…

( Hình ảnh: con đò, bến sông và một người đàn ông nhân hậu,hiền từ)

Đúng như cảm nhận của cô bé, người đàn ông này thật sự đàng hoàng và tốt bụng, luôn coi em như con cháu của mình. Nhưng rồi, chính tình cảm và nghĩa cử cao đẹp của ông đã bị người vợ hiểu lầm. Bà cho rằng em là con riêng do ông lăng nhăng mà có được bên ngòai, bây giờ muốn mượn danh nghĩa là con nuôi để hòng che mắt bà. Sự đố kị, ích kỷ trong con người đàn bà đang ghen trỗi dậy. Và bà ta quyết định trả thù chồng bằng cách đánh đập, hành hạ đứa bé mà ông mang về một cách không thương tiếc. Vậy là, những ngày sống dưới ngôi nhà của chú Khải cũng đen tối và tệ hại không thua gì quãng thời gian mà em ở với cha mẹ nuôi…

( Hình ảnh: mượn ngôi nhà tranh có nuôi heo, 2 vợ chồng để đóng phim.)

Tranh thủ những lúc chồng đi làm xa, người đàn bà này mặc sức hành hạ cô bé. Bà giao cả chuồng heo hàng chục con cho em chăm sóc. Từ nấu cám, sắt chuối đến cho heo ăn, tắm heo… đều do một tay em đảm nhận. Quần quật làm từ sáng đến tối nhưng em nào có đựơc yên thân. Mỗi khi nhìn thấy em là bà như tìm thấy sự phản bội, lừa dối của chồng mình nên tìm cách đánh đập, hành hạ cô bé cho thỏa cơn hờn giận, ghen tuông. Những trận đòn nhừ tử, những buổi tối để bụng trống không đi ngũ và cả những giấc ngũ chập chờn ngoài chuồng heo cứ theo cô bé từ ngày này qua ngày khác… Em chỉ muốn được sống, được yên ổn như bao đứa trẻ khác nhưng sao lại khó khăn đến thế!Thỉnh thoảng, chú Khải đi làm xa về và mang đến niềm vui cho cô bé bằng những phần quà bánh và những lời thăm hỏi. Nhưng, niềm vui đó lại quá ngắn ngủi và hiếm hoi.

( Hình ảnh: Cô bé Tiểu Hương sống ở chuồng heo và bị mẹ nuôi đánh đập. Đạo diễn chú ý cảnh quay thể hiện sự ghen tuông, tức giận của người đàn bà này)

Mọi sự chịu đựng của con người đều có giới hạn. Cô bé thấy mình không thể sống chung với những cơn giận, những trận đòn vô cớ của người đàn bà này thêm đựơc nửa. Bản năng sinh tồn trong em trỗi dậy mạnh mẽ. Và em quyết định bỏ trốn khi trong lòng vẫn còn day dứt vì chưa gặp chú Khải – người đàn ông tốt bụng để nói một lời từ biệt.  Vậy là, thêm một lần nửa, cô bé lại lênh đênh trên phương trời vô định. Không biết phải đi đâu, về đâu. Em đành nương náu trên những chuyến tàu Bắc Nam để tiếp tục sống. Cũng giống như bao đứa trẻ bụi đời khác, cô bé có thể bị qui kết tội ăn cắp và bị đánh đập bất cứ lúc nào. Thế nhưng, cũng trên những chuyến tàu này, cô bé đã gặp được một người phụ nữ nhân hậu, bao dung – người đã gieo vào lòng cô bé những tình cảm thật tốt đẹp về tình thương và lòng nhân ái. Chị là một nữ bộ đội, tên Ái. Khi thấy cô bé chạy trốn vì sợ bị đòn do có người qui cho em tội ăn cắp, chị Ái đã sẵn sàng đón nhận em vào ngồi chung băng ghế với mình. Khác với ánh mắt của mọi người nhìn em như nhìn một đứa trẻ bụi đời đáng nghi ngại, chị đã ân cần vuốt ve, vỗ về và trò chuyện cùng em. Đựơc chị che chở, sưởi ấm dù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng cô bé cũng cảm nhận được thế nào là hơi ấm tình người. Sau đó, chị buột phải trả em về với thế giới của em bởi theo qui định của đơn vị, không nữ bộ đội nào được nuôi nấng trẻ con. Thế là, cô bé tiếp tục trôi dạt trên những chuyến tàu hỏa để mưu sinh bằng nghề bán thuốc hắc lào,bán kẹo cao su, trà đá… và tiếp tục chịu sự hà hiếp của bọn người xấu. Em hoàn toàn không có chút ý niệm gì về tương lai của mình. Trước mắt em là một bóng đen khủng khiếp đang bao trùm…

                             HẾT TẬP 1./.

                                                                   Quỳnh Như

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIM TÀI LIỆU VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NHÀ HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN HUỲNH TIỂU HƯƠNG

 

·      Chđề: HUỲNH TIỂU HƯƠNG – HUYỀN THOẠI GIỮA ĐỜI THƯỜNG

 

 ĐẠI SỨ TỪ THIỆN THẾ GIỚI

ĐẠI SỨ TỪ THIỆN THẾ GIỚI

MC: Thưa Qúi vị & các bạn!

Tập 1 của bộ phim đã khắc hoạ chân dung của cô bé Huỳnh Tiểu Hương có một tuổi thơ đáng thương: không cha, không mẹ, luôn bị đánh đánh đập, hành hạ.. Chúng ta đã cùng thổn thức, cùng đau với những  nỗi đau của em và tự hỏi: Liệu rằng những điều tốt đẹp có đến với em không?Làm thế nào để Tiểu Hương có đủ sức mạnh, niềm tin và nghị lực vượt qua những chông gai, cám dỗ đang rình rập mình ở phía trước? MỜi QV và CB cùng theo dõi tiếp tập 2 của bộ phim tài liệu: Huỳnh Tiểu Hương – Huyền thoại giữa đời thường.

 

TẬP 2: CÒN MÃI NHỮNG MÙA MƯA…

 

( Mở đầu tập 2: Cảnh đường phố Sài Gòn mưa rả rích. Chị Tiểu Hương vừa đi công tác trên xe, vừa nhìn trời mưa bên ngoài và bồi hồi nhớ lại quá khứ đau buồn của mình trong suốt những mùa mưa…). Kèm theo hình ảnh này là lời tự sự của Tiểu Hương:

Mùa mưa lại đến… Mình sợ nhất là những mùa mưa vì mỗi mùa mưa luôn gắn liền với những kí ức đau buồn không thể nào quên trong cuộc đời mình. Đó là những lúc những lúc nấp mưa ở sân ga, bến tàu, trong lòng đói lả; có khi bị sốt rét hoành hành ngay những ngày mưa ở chốn rừng thiêng nước độc, có lúc ở rừng cao su bạt ngàn, người ướt như chuột lột nhưng chỉ có một bộ đồ duy nhất che thân… Thật lòng mình không muốn nhớ đến nhưng không hiểu sao, mỗi khi trời mưa, trong lòng mình lại nhói lên cảm giác trơ trọi, lạnh lẽo…

Tiếp tục phiêu bạt trên những chuyến tàu, Tiểu Hương quen với cảnh sớm nắng chiều mưa bên những gói thuốc hắc lào, những hộp kẹo cao su, ổ bánh mì, ca trà đá… Và tất nhiên, chị không thể tránh khỏi sự hà hiếp của bọn người xấu, nhất là càng lớn Tiểu Hương càng trở nên xinh đẹp, rạng ngời như một đóa hoa, khiến nhiều kẻ bất lương luôn rắc tâm hãm hại hòng chiếm đoạt thân xác chị. Thế nhưng, cũng trong thế giới bụi đời này, Tiểu Hương đã có được tình thương của những đứa trẻ cùng cảnh ngộ – những đứa trẻ luôn sẵn sàng chia nhau một ổ bánh mì, một gói xôi những lúc bụng đói, đắp chung một cái chăn mỗi đêm rét đến… Tiểu Hương cũng đã quen với cảnh tối đến là cả một đám cùng nhau chui rúc vào công viên, sạp chợ để ngủ qua đêm. Khi bình minh lên lại chia nhau tứ táng để buôn bán kiếm cơm nên không còn cảm thấy cô đơn và sợ hãi nửa. Thế nhưng, điều làm Tiểu Hương sợ nhất là vào những ngày mưa. Vì dẫu cho trời đất mưa gió, bảo bùng thế nào, dẫu cho cả thân người tê tái và run lên vì lạnh, những đứa trẻ như chị vẫn phải lê la khắp nơi để bán cho hết lượng hàng hoá đã lấy trong ngày. Dầm mưa ướt sũng ngoài đường, trong bụng cồn cào vì đói, Tiểu Hương mơ ước có một ngôi nhà ấm áp cho mình trở về sau một ngày đi “ cày” vất vả cùng đám bạn, có một bửa cơm sum vầy để được no lòng. Rồi có một bộ đồ sạch sẽ, tươm tất để thay và “ đánh” một giấc ngon lành đến sáng. MỘt ước mơ quá đỗi bình thường, giản dị, thậm chí đó là điều tồn tại hiển nhiên trong cuộc sống của bao đứa trẻ khác. Vậy mà, với Tiểu Hương, nó thật xa xỉ và quá xa xôi nên chị chỉ có thể dám nghĩ tới trong giấc mơ. Do sống tạm bợ ở công viên, vỉa hè nên khi mùa mưa đến là chị cứ phải ngủ cùng với mưa, với bộ đồ duy nhất đã bị ướt sũng từ ngày này qua ngày khác. Cứ thế, mùa mưa càng kéo dài, sự lạnh lẽo, trơ trọi trong chị càng dằng dặc hơn…

( Hình ảnh: Bến Bạch Đằng, Bến xe miền Đông vào những ngày mưa. MỘt nhóm trẻ dầm mưa đi bán báo, bánh kẹo. MỘt cô gái trẻ đóng thế chị Tiểu Hương luôn trãi qua những ngày mưa khắc khổ, thiếu thốn mọi thứ. Đạo diễn chú ý lột tả được sự trơ trọi, lạnh lẽo trong chị).

Buôn bán trên ga tàu được một thời gian, Tiểu Hương lần lạc theo những đoàn người tìm trầm, đãi vàng lên tận Nghệ An, Bình Trị Thiên, Trường Sơn…. Sống nơi rừng thiêng nước độc, chị nghiễm nhiên mắc phải cơn sốt rét ác tính lúc nào mà chính chị cũng không hay biết. Chỉ đến khi mùa mưa đến, nó vật vã, hoành hành, làm chị sống dỡ chết dỡ thì Tiểu Hương mới thật sự sợ hãi cuộc sống hoang dã của mình.

Đã gọi là bệnh sốt rét, tức là mỗi khi trong người bị sốt là cơ thể bệnh nhân lạnh cóng lên như bị rét, cả người run cầm cập, không thể nói nên lới. Lúc đó, dù có mặc bao nhiêu chiếc áo ấm, có đắp lên người bao nhiêu tấm chăn đi nửa, cơ thể cũng không tài nào ấm lại được. Vậy mà, Tiểu Hương chỉ có một bộ đồ duy nhất, lại bị nước mưa làm ướt sũng nửa chứ. Vậy là, chị phải chạy thật sâu vào rừng để trốn cơn lạnh, càng chạy, chị càng lã đi vì lạnh, vì đói… Cái chết như đang chực chờ trước mắt chị. Thế nhưng, không hiểu sao, bên trong người con gái nhỏ nhoi, yếu đuối này vẫn luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, dẻo dai hơn bao giờ hết. Và Tiểu Hương vẫn tiếp tục sống…

( Hình ảnh: Vùng rừng núi Quảng Trị, nơi mọi người hay tìm trầm, đào vàng… Cô gái đóng thay  Tiểu Hương luôn xanh xao vì bệnh sốt rét, luôn sợ hãi mỗi khi trời mưa…)

Cứ đi theo đoàn người tìm trầm, đãi vàng, người ta sai bảo gì cô làm nấy, miễn đổi được miếng ăn. Nhưng miếng ăn đôi khi Tiểu Hương cũng nuốt không trôi bởi không ít lần nó được trộn lẫn với máu và nước mắt của cô. Tiểu Hương còn nhớ như in những trận đòn dã man dưới làn nước đục ngầu bùn đất của chủ bưởng tên Tú ở bãi vàng A Lưới. Hồi đó, Tú ra qui định nếu một ngày ai không đãi được 2 lông ngỗng vàng cám sẽ bị cắt khẩu phần ăn. Do chân yêu tay mềm, lại đang bị những cơn sốt rét hoành hành đến hoa cả mắt nên khi đãi gần xong một máng đất thì sóng từ chiếc thuyền máy lướt qua làm Tiểu Hương chao tay, hậu quả là mẻ vàng cám trôi đi cả. Đứng trên bờ chứng kiến tất cả, tên Tú lao xuống đấm túi bụi vào chị. Mọi người đều nhìn thấy và không khỏi xót xa nhưng nào dám can ngăn, tất cả là vì miếng cơm manh áo. Sau những trận đòn như vậy, tai phải của chị đã bị điếc đặc. Quá sợ hãi, Tiểu Hương quyết định băng rừng lội suối để bỏ trốn khỏi chốn này và tìm một cuộc sống mới. Đói, mệt lả người đi lại còn bị bệnh tật hoành hành, Tiểu Hương cứ vơ đại lá cỏ dại mà nhai để vừa đở đói, vừa hy vọng hết bệnh…

Sau khi trốn khỏi chốn rừng thiêng nước độc và sự áp bức, hành hạ của bọn thanh niên đãi vàng, tìm trầm, Tiểu Hương trôi dạt vào Đồng Nai kiếm sống bằng nghề cạo mũ cao su. Cứ ngỡ, cuộc sống trên vùng đất cao su sẽ an toàn và bình yên hơn cho chị. Thế nhưng, chị đâu biết rằng, những cơn mưa lạnh buốt người, những cơn sốt rét triền miên đang tiếp tục đe doạ sự sống của mình trong rừng cao su heo hút này. Để có thể cạo được số lượng mủ như chủ lô qui định, mỗi ngày Tiểu Hương phải thức dậy từ lúc 2h sáng để cạo hơn 500 cây cao su. Vào ban đêm, cây cao su hít oxi, thả khí co2 nên sống ở lô cao su chẳng bao lâu, Tiểu Hương xanh xao, vàng vọt như tàu lá úa vì thiếu… oxi. Song, điều này cũng chưa ám ảnh chị bằng những lúc trời mưa to, gió lớn nhưng chỉ có một mình ở giữa lô cao su bạt ngàn, bốn bề vắng lặng… Cũng không hơn gì lúc đi tìm trầm, đãi vàng. Giờ đây, trên người chị cũng chỉ có một bộ đồ duy nhất đã ướt sũng, trên tay là thùng mủ nặng trĩu nhưng phải cố gắng gượng, lê từ cây cao su này đến cây khác để trút cho hết phần cây. Có những lúc chị đang trúc mủ thì cơn sốt rét lại ập đến và nó như hai gọng kìm kẹp lấy thân hình chị, làm chị chỉ biết run rẩy, không thể làm gì được thêm. Thế là, hôm đó, chị phải nhịn đói vì bị chủ lô trừ lương không còn một đồng. Những năm tháng sống trong rừng cao su tuy ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm chị thấm thía câu nói: ưHuHhhgtgg“ Cao su đi dễ khó về…”

( Hình ảnh: Rừng cao su ở Đồng Nai. Tiểu Hương đi cạo mũ, trút mũ mỗi ngày. Chú ý đặc tả sự xanh xao, vàng vọt của chị do tiếp tục bị những cơn mưa, cơn bệnh sốt rét hoành hành.)

Những mùa mưa dài dằng dặc cứ tiếp nối nhau thử thách lòng kiên trì, sức chịu đựng của chị. Đến tận bây giờ, chị cũng không hiểu vì sao mình có thể vượt qua được tất cả như vậy. Chỉ biết rằng, nỗi lo sợ, ám ảnh về những ngày mưa  luôn thường trực đâu đó nên giờ đây, làm ra được bao nhiêu tiền của, chị cũng đều dành tất cả để xây cất nhà cửa, mở mang trường lớp cho các con học hành, sinh hoạt, để chúng không phải trãi qua những mùa mưa lạnh lẽo như mẹ Tiểu Hương của chúng…

                 HẾT TẬP 2./.

Ms Huynh Tieu Huong The World Ambassador For Charity Projects

Ms Huynh Tieu Huong The World Ambassador For Charity Projects

Ms Huynh Tieu Huong
The World Ambassador
For Charity Projects

1097775_10151540524711046_871674775_o 1102599_10151540524621046_1724387737_o 1120087_10151540524461046_1798918549_oHouse of Representatives-Congress of Philippine

Vao Ngay 14 thang 8 nam 2013 luc 14g30 tai Quoc Hoi -House of Representatives cua Philippines dia chi 4/F Room 415 North Wing Bldg.,House of Representatives, Batasang Pambansa Complex, Quezon City 1126 Philippines. Duoi su Giam sat cua The Speaker of the House, Honorable Feliciano Belmonte,Jr. , va. Su dieu hanh boi The Majority Leader- Hon. Nepali II M Gonzales
Dai Dien Quoc Hoi – Honorable Emi Calixto-Rubiano/ Congresswoman
Representative cua Lone Congressional District of Pasay City

Outstanding Achievement  Award Ms Huynh Tieu Huong The World Ambassador For Charity Projects From The Philippines Presented By Congresswoman Amy Calixto  2013 — tại Philippines.

Outstanding Achievement
Award
Ms Huynh Tieu Huong
The World Ambassador
For Charity Projects
From The Philippines
Presented By
Congresswoman Amy Calixto
2013
— tại Philippines.